Tin tức

Trang chủ / Tin tức
NGÀY 15/03/2024
Cách định giá xe ô tô cũ và tỷ lệ khấu hao trung bình

Việc định giá xe ô tô (xe hơi) cũ không chỉ phụ thuộc vào đời xe, cấu hình hệ truyền động, số KM đã chạy, tình trạng xe mà còn phụ thuộc vào các yếu tố trang bị tính năng, bảo dưỡng bảo trì xe... Là một người chưa có kinh nghiệm mua bán xe ô tô cũ, xe đã qua sử dụng nhưng những người chủ xe vẫn có thể dễ dàng định giá cho chiếc xe của mình phù hợp với giá bán chung của thị trường.

Cách định giá ô tô cũ chuẩn xác nhất

Để định giá ô tô cũ, cần tính giá lăn bánh của xe sau đó tính tỷ lệ khấu hao trung bình của xe và áp dụng công thức định giá ô tô cũ. Cụ thể như sau:

Tính giá lăn bánh xe ô tô

Để sở hữu được một chiếc ô tô thì bên cạnh mức giá niêm yết của đại lý, khách hàng còn phải chi ra các khoảng về thuế, phí,.. Giá xe lăn bánh là chi phí thực tế mà người mua xe phải bỏ ra để sở hữu chiếc xe, giá này thường cao hơn rất nhiều so với giá bán của xe.

 

NGÀY 15/03/2024
Thủ tục và giấy tờ mua bán xe ô tô cũ 2023

Nếu bạn mua một chiếc ô tô mới, các thủ tục giấy tờ vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Nhưng sẽ có nhiều giấy tờ mua bán xe cần lưu ý khi bạn quyết định mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng.

Với trường hợp bạn mua xe tại đại lý xe oto cũ, có thể họ sẽ thực hiện giúp bạn trọn gói thủ tục sang tên xe oto bạn mua. Mọi thủ tục mua bán xe ô tô cũ sẽ diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp. Vậy với trường hợp bạn mua xe ô tô đã qua sử dụng từ cá nhân thì sao, người mua và người bán cần chuẩn bị giấy tờ mua bán xe gì? Các bước thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô như thế nào?

Để tránh những rắc rối sau khi mua xe, người mua phải thật cẩn thận đồng thời yêu cầu người bán chuẩn bị giấy tờ mua bán xe đầy đủ và thực hiện các thủ tục mua xe cũ để phục vụ cho việc sang tên đổi chủ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn về các giấy tờ mua bán xe ô tô cần thiết mà người bán và người mua cần chuẩn bị, cũng như các bước thực hiện thủ tục sang tên xe ô tô .

1. Chuẩn bị BẢN CHÍNH đối với các giấy tờ mua bán xe sau:

1.1 Với bên bán xe:

  • Giấy đăng ký xe ô tô
  • Sổ đăng kiểm ô tô
  • Bảo hiểm ô tô (nếu có)
  • CMND
  • Sổ hộ khẩu

(Để tránh các tranh chấp dân sự về sau, tùy vào từng trường hợp mà một số nơi sẽ đòi hỏi phải có giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn).

1.2 Với bên mua xe:

  • CMND
  • Sổ hộ khẩu
  • Tiền mua xe
  • Lệ phí sang tên xe

2. Công chứng Hợp đồng mua bán xe

Sau khi bên mua đã xem xét kỹ tình trạng xe, giấy tờ xe và thương lượng xong về giá bán, hai bên tiến hành công chứng Hợp đồng mua bán xe.

Hợp đồng và giấy tờ mua bán xe cũ cũng sẽ diễn ra tại phòng công chứng tư. Hai bên có thể đến bất kỳ phòng công chứng nào, miễn là thuận lợi cho cả hai.

Phòng công chứng sẽ hướng dẫn các thủ tục mua bán xe ô tô cũ và làm Hợp đồng mua bán xe ô tô và soạn thảo hợp đồng mua bán. Hai bên ký vào Hợp đồng mua bán xe. Phòng công chứng xác nhận Hợp đồng, đóng dấu và thu phí (phí công chứng dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán). Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản. Việc mua bán xe coi như đã hoàn tất.

Lưu ý: Trường hợp 2 bên mua bán ô tô đã qua sử dụng ở 2 tỉnh khác nhau, người mua cần yêu cầu người bán rút toàn bộ hồ sơ gốc của xe tại cơ quan công an nơi ôtô đó đang đăng ký. Điều này là bắt buộc, nếu không người mua sẽ không thực hiện đăng ký sang tên đổi chủ được. Đây gọi là thủ tục chuyển vùng.

3. Đóng thuế trước bạ cho xe

Địa điểm nộp thuế trước bạ cho từng đối tượng như sau:

  • Đối với cá nhân: Chi cục thuế Quận/Huyện nơi có hộ khẩu thường trú.
  • Đối với Công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân: Chi cục thuế Quận/Huyện theo địa chỉ mới nhất trên Giấy phép kinh doanh.
  • Đối với Công ty liên doanh/Văn phòng nước ngoài/Người nước ngoài: Chi cục thuế Quận/Huyện Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Người mua xe mang toàn bộ giấy tờ xe và Hợp đồng mua bán ôtô đã công chứng đến Chi cục thuế Quận/ Huyện nơi mình sinh sống để nộp thuế trước bạ. Sau đó, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo tờ khai mà họ đưa rồi nộp lên quầy chờ gọi tên để nộp phí trước bạ. Ngoài hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi cục thuế, bạn có thể nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục thuế.

Khi đã hoàn tất việc nộp thuế trước bạ, cơ quan thuế sẽ trả biên lai chứng nhận cho người mua xe và bộ hồ sơ gốc. Bộ hồ sơ photo sẽ được Chi cục thuế giữ lại. Lưu ý người mua phải kiểm tra thông tin kỹ trên biên lai.

Tỷ lệ tính phí trước bạ dựa trên thời gian sử dụng xe kể từ năm sản xuất (năm sản xuất được tính là 1 năm) theo tỷ lệ phần trăm giá trị xe mới cùng loại. Người mua xe có thể tham khảo tỷ lệ tính phí trước bạ theo thời gian sau đây để tính toán được khoản phí trước bạ phải trả.

Thời gian sử dụng - Tỷ lệ giá trị

  • 1 năm: 90%
  • 1-3 năm: 70%
  • 3-6 năm: 50%
  • 6-10 năm: 30%
  • Trên 10 năm: 20%

Xem thêm: Bảng tính chi phí mua xe ô tô cũ

4. Làm thủ tục sang tên xe oto

Người mua ô tô đã qua sử dụng mang toàn bộ hồ sơ và hóa đơn thuế trước bạ đến địa điểm đăng ký xe ô tô tại địa phương lưu trú để làm thủ tục sang tên ô tô. Cơ quan công an sẽ phát tờ khai đăng ký xe ô tô. (Tờ khai này cần chữ ký của người bán xe, do đó người mua cần thương thảo trước với người bán về việc này). Bạn cần điền đầy đủ thông tin vào Tờ khai đăng ký xe. 

Riêng phần số khung và số máy bạn để trống, đây là chỗ để cảnh sát giao thông ghi thông tin. Sau đó, bạn dán 2 tờ giấy cà số khung, số máy mà lúc mua nhờ cửa hành cà giúp vào tờ khai trên. Cán bộ sẽ kiểm tra xe và ghi số khung, số máy trên tờ khai. Sau khi hoàn tất các giấy tờ liên quan, bạn quay lại phòng đóng lệ phí cấp biển số và đợi khoảng 10 ngày để lấy đăng ký xe mới. Nếu thuộc dạng chuyển vùng, xe sẽ được cấp ngay biển số mới và được hẹn ngày tới lấy đăng ký xe. .

Địa điểm đăng ký xe thường là các phòng CSGT đường bộ thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi người mua xe đang sống. Trong trường hợp là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế hoặc người nước ngoài đang làm việc tại tổ chức, cơ quan thì cần đến Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt để đăng ký.

5. Khám lưu hành và đổi sổ lưu hành

Nếu người mua và người bán có hộ khẩu thường trú tại cùng tỉnh/ thành phố (xe vẫn giữ nguyên biển số) thì người mua có thể sử dụng xe đến hết thời hạn lưu hành ghi trên sổ đăng kiểm và tem kiểm định, khi gần hết hạn thì đi đăng kiểm lại.

Nếu thuộc dạng chuyển vùng, sau khi đã nhận được đăng ký ô tô mới mang tên mình, người mua đến trạm đăng kiểm đổi sổ lưu hành và khám lưu hành xe.

Đến đây, chiếc xe ô tô đã qua sử dụng đã chính thức thuộc về bạn. Bạn hãy nhớ kiểm định xe ô tô, bảo dưỡng và chăm sóc xe thường xuyên để việc sử dụng được tốt hơn.

NGÀY 15/03/2024
Động cơ ô tô và những điều cơ bản cần biết

Động cơ ô tô là gì, cấu tạo ra sao, hoạt động thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về động cơ trên những chiếc ô tô ngày nay, một bộ phận được ví như trái tim của xe.

Động cơ là gì?

 Động cơ là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như xăng hoặc dầu thành động năng. Về cơ bản, chúng ta có thể chia động cơ nhiệt ra làm 2 loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Mỗi loại lại được chia thành nhiều loại nhỏ với những ưu nhược điểm khác nhau. Các loại động cơ đốt trong có thể kể đến như động cơ chạy xăng, động cơ chạy diesel, động cơ tuabin khí, động cơ xoay, động cơ 2 kỳ,... Động cơ đốt ngoài có thể kể đến 2 đại diện là động cơ hơi nước và động cơ Stirling.

Nhờ có hiệu suất cao hơn, cùng có kích thước nhỏ gọn hơn so với động cơ đốt ngoài nên động cơ đốt trong được sử dụng phổ biến ngày nay cho nhiều phương tiện và xe hơi, xe máy chính là đại diện tiêu biểu nhất. 

Cấu tạo động cơ xe

Phân loại xe ô tô theo động cơ hay phân loại xe theo nguồn động lực được chia theo cấu trúc vận hành, loại nhiên liệu sử dụng ở từng nguồn động lực với cấu trúc phổ biến hiện nay:

• Động cơ xăng

• Động cơ Diesel/Dầu

• Động cơ điện

• Động cơ lai/Hybrid

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu diesel vì được sử dụng phố biến trong các loại xe trên thị trường hiện nay. 

NGÀY 15/03/2024
Động cơ ô tô: Cấu tạo, nguyên lý và các lỗi thường gặp

Động cơ ô tô là gì?

Động cơ ô tô là thiết bị giúp chuyển hoá một dạng năng lượng nào đó (như xăng dầu – nhiệt năng, điện năng…) thành động năng. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô, được ví như “trái tim” của xe. Bởi chính động cơ là nơi sản sinh ra công suất và mô men xoắn làm quay các bánh xe, nhờ đó mà ô tô có thể di chuyển.

Ngoài ra, động cơ còn chịu trách nhiệm dẫn động cho một số hệ thống phụ trợ khác trên xe như: máy phát điệnhệ thống trợ lực lái

Các loại động cơ ô tô

Động cơ ô tô có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến: động cơ đốt trong (sử dụng nhiên liệu xăng hoặc dầu Diesel), động cơ điện và động cơ lai hybrid.

Động cơ đốt trong

Động cơ nhiệt có hai loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài. Trong đó, động cơ đốt trong cho hiệu suất cao hơn lại tiêu thụ ít nhiên liệu hơn, kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ hơn nên được sử dụng cho nhiều loại phương tiện, nhất là ô tô và xe máy.

Động cơ đốt trong hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt, từ nhiệt năng biến đổi thành công cơ học ở dạng mô men quay. Động cơ đốt trong có hai loại: động cơ xăng (sử dụng nhiên liệu là xăng) và động cơ Diesel (sử dụng nhiên liệu là dầu). Trong đó, động cơ xăng được ưa chuộng hơn do ưu điểm êm ái, tăng tốc nhanh và mượt mà.

Đa số xe ô tô hiện nay dùng động cơ đốt trong. Tuy nhiên, theo xu hướng “xanh hoá” ngành ô tô, trong tương lai các loại động cơ sử dụng nhiên liệu “sạch” như động cơ điện hay động cơ lai hybird sẽ dần dần thay thế động cơ đốt trong.

Động cơ điện

Động cơ điện hoạt động theo nguyên lý biến đổi điện năng thành động năng. Do đó, động cơ điện không sử dụng nhiên liệu đốt như xăng hay dầu mà hoạt động nhờ điện tích trữ trong pin (Lithium-ion). Pin thường đặt ở sàn xe. Người dùng có thể sạc pin cho xe tại các trạm sạc hay ổ điện trong nhà thông qua bộ sạc.

Pin sẽ cấp điện cho một động cơ cảm ứng gồm stator (phần đứng yên) và rotor (phần chuyển động). Khi stator được cấp điện nó sẽ tạo ra từ trường, cung cấp năng lượng cơ học làm quay rotor quanh trục, từ đó giúp xe lăn bánh. Ở Việt Nam hiện có xe VinFast VF e34 sử dụng động cơ này.

Động cơ hybird

Động cơ hybrid là loại động cơ lai điện, sử dụng song song hai nguồn động lực là động cơ đốt trong và động cơ điện. Động cơ hybrid có nhiều loại như nối tiếp, song song và hỗn hợp. Tuỳ vào từng loại mà quyết định động cơ điện hay động cơ đốt trong sẽ giữ vai trò dẫn động chính.

Ở Việt Nam, xe sử dụng động cơ hybrid vẫn còn khá hiếm. Hiện nay trong phân khúc phổ thông chỉ mẫu SUV 5 chỗ Toyota Corolla Altis.

Xem chi tiết: Cấu tạo, ưu nhược điểm xe hybird

Cấu tạo động cơ đốt trong

Trong động cơ đốt trong, hệ thống quan trọng nhất là cơ cấu sinh lực gồm:

Xi lanh: Xi lanh là phần bao bọc bên ngoài chứa buồng đốt bên trong – nơi diễn ra quá trình đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu. Đây cũng chính là không gian mà các piston di chuyển lên/xuống.

Động cơ ô tô thường có 3 – 12 xi lanh, trong đó phổ biến nhất là 4, 6 và 8 xi lanh. Cách bố trí xi lanh bên trong động cơ cũng có nhiều kiểu như xếp thẳng hàng chữ I, xếp đối đỉnh chữ V, chữ W. Ngoài ra còn có kiểu xếp phẳng, nằm ngang đối xứng nhau, loại này gọi là động cơ Boxer.

Xem chi tiết: Xi lanh là gì? Ý nghĩa ký hiệu i4, V6, V12, W12 ở động cơ ô tô

Piston: Piston có dạng hình trụ, chuyển động lên/xuống bên trong xi lanh và liên kết với thanh truyền. Khi nhiên liệu được đốt cháy sẽ tạo ra áp suất cao đẩy piston chuyển động, từ đó truyền lực lên thanh truyền để làm quay trục khuỷu.

Trên piston có các vòng găng piston (xéc-măng) gắn vào rãnh dọc thân piston. Xéc-măng giúp đảm bảo buồng đốt được đóng kín, ngăn hỗn hợp nhiên liệu/không khí hay khí thải lọt xuống dưới. Đồng thời ngăn dầu bôi trơn từ các te rò rỉ vào buồng đốt.

Xupap: Xupap có dạng hình nấm, đóng vai trò như một loại van giúp kiểm soát thời gian và lưu lượng hỗn hợp khí cháy trong động cơ. Xupáp giúp đóng/mở van nạp (cửa nạp) và van xả (cửa xả) của buồng đốt. Hoạt động của xupap được điều khiển bởi trục cam.

NGÀY 15/03/2024
KINH NGHIỆM CHỌN MUA LỐP XE Ô TÔ TỐT NHẤT TÀI XẾ KHÔNG NÊN BỎ QUA

Lốp xe là một bộ phận duy nhất được tiếp xúc với mặt đường trực tiếp và cũng là một bộ phận dễ bị mài mòn nhất dù cho bạn có sử dụng xe cẩn thận đến thế nào. Vì vậy, dù cho việc lựa chọn mua lốp xe không phải là nhu cầu cần thiết thường xuyên, nhưng nó cũng khá quan trọng bởi nếu như lốp xe kém chất lượng sẽ mang đến những hiểm họa khôn lường.

1. LỰA CHỌN LỐP VẬN HÀNH ÊM ÁI NHẤT

Vành xe nếu như càng nhỏ, thì xe càng ít ồn, vì thế đối với vành 16 inch, xe sẽ hoàn toàn vận hành êm ái hơn vành 18 inch. Lý do chính là bởi độ dày của bộ lốp càng lớn thì lượng cao su được chạm trên mặt đường càng nhiều, do đó tiếng ồn cũng sẽ bị giảm đi.

Mỗi một bộ vành lốp có thể lắp vài ba cỡ lốp khác nhau về bề ngang. Chẳng hạn như xe sedan với vành 16 inch có thể lắp được lốp 195, 205 hoặc 215. Nhiều trường hợp còn hợp được lốp với bản 225.

Việc bạn sử dụng các loại lốp xe bản rộng giúp xe tăng thêm độ bám đường, tuy vậy, do bề mặt ma sát lớn, loại lốp này sẽ vô tình tạo ra những âm thanh cao su vỗ lên mặt đường lọt vào khoang lái tạo cảm giác không thoải mái khi lái xe. Vì vậy, nếu như bạn quan tâm đến tiếng ồn thì bạn nên chọn loại lốp có bề ngang càng nhỏ càng tốt.

2. CHỌN LỐP THEO ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG

Nếu nhu cầu của bạn là thường xuyên di chuyển trong thành phố thì lốp xe phải có những đặc điểm sau: cự ly phanh nhỏ, có độ bền cao, lốp chịu áp lực trượt và tiếp xúc bề mặt lâu dài

Còn nếu như bạn thường xuyên chạy trên đường cao tốc, lúc này thì chọn lốp xe có cự ly hãm tối thiểu trên cả đường khô và đường trơn, lốp xe có độ rung và độ ồn thấp để có thể mang lại sự thoải mái cho người ngồi trong xe. Tất nhiên, nó phải đảm bảo được cả độ bám đường của lốp phải ở trong tình trạng tốt.

Trên các địa hình phức tạp, chẳng hạn khi tiếp xúc với bề mặt cát, thì các xe cần chú ý xả bớt hơi lốp xe để tăng diện tích lốp tiếp xúc, giúp cho lốp xe bám tốt hơn. Với các đoạn đường bùn nên chọn loại lốp có mảng mặt lốp lớn (loại lốp xe này đặc biệt chuyên dùng đi trên bùn).

NGÀY 15/03/2024
Lốp xe ô tô ảnh hưởng đến thế nào ?

Lốp xe ô tô là bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành của xe. Do đó, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay mới lốp xe khi cần thiết.

Vậy làm sao để lựa chọn một thương hiệu lốp xe ô tô uy tín trên thị trường hiện nay? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

I. Khi nào nên thay lốp xe ô tô?

Lốp xe ô tô là bộ phận quan trọng, giúp nâng đỡ trọng lượng của xe, giảm thiểu rung xóc từ mặt đường lên thân xe.

Điều này hỗ trợ cho xe chuyển động êm ái và tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe. 

Trong thời gian sử dụng, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng lốp và thay mới nếu gặp phải một trong các tình trạng sau:

  • Lốp xe có vết rách, lỗ thủng do đinh, thủy tinh, đá,... trên đường.
  • Các thanh gai trên lốp xe đã mòn quá giới hạn mà nhà sản xuất quy định.
  • Bánh xe lắc lưa do phần tanh lốp, hông lốp bị móp méo, hư hỏng.
  • Xe di chuyển nặng nề hơn, lốp phát ra tiếng động lạ.

II. Cách chọn lốp xe phù hợp cho ô tô

1. Theo nhu cầu di chuyển

Tùy vào nhu cầu di chuyển mà bạn có thể lựa chọn các loại lốp xe khác nhau. Nếu thường xuyên chạy trên các tuyến đường cao tốc thì bạn nên sử dụng lốp có độ rung ồn thấp, chống trơn trượt.

Mặt khác, nếu bạn chủ yếu đi trong các tuyến đường thành phố thì loại lốp xe có cự ly phanh nhỏ và có độ bám đường cao sẽ phù hợp hơn.

2. Thông số, kích cỡ lốp xe ô tô

Khi chọn lốp xe, bạn cần chú ý kỹ các thông số kỹ thuật, kích cỡ lốp để đảm bảo phù hợp với xe của mình.

Để tránh gây ồn và lốp nhanh hư hỏng, bạn tốt nhất không nên chọn các loại lốp có áp suất, tỷ số tốc độ tối đa và độ cứng lớn. 

3. Tuổi thọ lốp xe

Lựa chọn lốp xe có tuổi thọ cao vừa để đảm bảo an toàn vừa giúp bạn hạn chế được việc phải sửa chữa, thay mới thường xuyên. 

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, lốp xe nên được thay mới sau khi di chuyển khoảng 50.000 km. Tuy nhiên thực tế tuổi thọ của lốp xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, khí hậu,...

Do đó sau khoảng 30.000km, bạn nên mang xe tới trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra và thay lốp mới nếu có dấu hiệu hao mòn, hư hỏng.

NGÀY 15/03/2024
Hệ thống treo trên ô tô là gì? Cấu tạo, công dụng và nguyên lý làm việc

Hệ thống treo tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhiều bộ phận trên xe với nhau, với công dụng nâng đỡ trọng lượng của xe, giảm sự rung lắc, giảm độ vặn của thân xe và nhiều vai trò khác. Sự có mặt của hệ thống này mang đến trải nghiệm êm ái, an toàn và thoải mái cho người sử dụng xe ô tô. Những thông tin về hệ thống này đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết, tham khảo ngay.

Hệ thống treo là gì?

Hệ thống treo là bộ phận kết nối khung xe ô tô với bánh xe và với hệ thống khung gầm. Bộ phận này được đặt ở phía trên và phía dưới cầu trước, cầu sau của xe, kiểm soát chuyển động của xe. Đồng thời, đây cũng là yếu tố giúp xe vận hành ổn định và êm ái hơn, đặc biệt là khi xe di chuyển trên các quãng đường gồ ghề hay trong lúc ra/vào cua.

Hệ thống này là một trong những bộ phận ảnh hưởng đến độ thoải mái, êm ái cho xe ô tô. Việc các loại xe ô tô trang bị hệ thống này làm giảm bớt sự rung lắc, dao động cho người ngồi trên xe trước những ngoại lực phản hồi từ mặt đường. Vì lý do đó, việc xe trang bị loại hệ thống treo nào cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi lựa chọn một mẫu xe ô tô. 

Cấu tạo của hệ thống treo 

Hệ thống này trên ô tô được cấu tạo gồm 3 bộ phận chủ chốt sau đây:

  • Bộ phận đàn hồi

Bộ phận này được trang bị trên ô tô dưới nhiều dạng khác nhau (dạng lá nhíp, thanh xoắn, lò xo, dạng khí nén…), phù hợp với đặc tính và công năng của từng dòng xe. Nhiệm vụ của bộ phận đàn hồi là làm giảm sức nặng tác động lên khung xe, hấp thụ những tác dao động phản hồi từ mặt đường. Bộ phận này mang đến sự êm ái cho xe, giúp người ngồi trên xe luôn thoải mái, không bị rung lắc quá nhiều khi xe di chuyển.

  • Bộ phận giảm chấn

Bộ phận này bao gồm hai loại: giảm chấn ma sát (giảm chấn thông qua quá trình ma sát giữa các lá nhíp) và giảm chấn thủy lực (làm giảm các dao động nhờ lực ma sát giữa lớp chất lỏng). Trong quá trình xe di chuyển, bộ phận giảm chấn sẽ hấp thụ các dao động liên tục của bộ phận đàn hồi tạo ra chuyển động êm dịu giúp cho việc lái xe trở nên thoải mái. 

  • Bộ phận dẫn đường

Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống treo ô tô. Bộ phận này chịu trách nhiệm về độ dao động bánh xe theo phương thẳng đứng, đảm bảo độ động học của xe . Ngoài ra, bộ phận dẫn đường còn tiếp nhận và truyền lực và momen từ bánh xe lên phần khung xe và vỏ xe giúp xe di chuyển ổn định. Có hai loại dẫn hướng chính là dùng nhíp (thường có trên xe tải) và dùng cơ cấu tay đòn (thường trang bị trong các mẫu xe con).

 

NGÀY 15/03/2024
Phân biệt phim cách nhiệt thật và giả bằng cách nào?

Các dòng phim cách nhiệt cao cấp tại Việt Nam dễ bị làm giả, nhất là đối với thương hiệu nổi tiếng. Để đối phó với vấn nạn này, hãng Cool N Lite tại Việt Nam dùng phương pháp tem chống hàng giả Hologram cho các sản phẩm của mình.

Tem Hologram (Tem chống hàng giả hologram) hay còn gọi là tem 7 màu là loại tem được sản xuất bằng công nghệ laser hiện đại mà không dùng mực in, tia laser khắc hình ảnh trên màng hologram với chi tiết nanomet, hiện đã bắt đầu ứng dụng trên các sản phẩm phim cách nhiệt.

Màu sắc của tem chống giả hologram là màu tán sắc, với mỗi góc quan sát sẽ nhìn thấy màu khác nhau, bởi vậy loại tem này còn có tên gọi khác là tem chống giả 7 màu. Màng hologram bám dính cực tốt vào bề mặt phim, khi bóc tách sẽ lập tức hỏng ngay, tránh việc sao chép và tái sử dụng một cách tối đa.

 

NGÀY 15/03/2024
5 phụ kiện cần trang bị cho ô tô khi lái xe về quê ăn Tết

 

Trang bị thêm một số phụ kiện cho "xế cưng" sẽ giúp bạn thuận tiện hơn, dễ giám sát và lái xe an toàn hơn trong hành trình lái xe về quê ăn Tết, du xuân.

Tại Việt Nam, ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn đóng vai trò như tài sản có trị giá cao, được xem như ngôi nhà thứ hai của nhiều gia đình. Vì vậy, việc đảm bảo chuyến đi thoải mái cho các thành viên trong gia đình được nhiều người quan tâm, trong đó có nhiều món phụ kiện cần thiết được người dùng ô tô lựa chọn lắp đặt trên xế cưng của mình.

Dưới đây là 5 món phụ kiện cần thiết trang bị trên ô tô:

Camera hành trình

Có rất nhiều lựa chọn camera hành trình trên thị trường Việt Nam hiện nay. Việc lắp đặt mẫu mã nào tùy thuộc vào nhu cầu cũng như túi tiền của người dùng.

Với chuyến đi đường dài, Vietmap Speedmap M1 tung ra thị trường cuối năm 2022 hiện đang được nhiều người đánh giá cao bởi những lợi ích thiết thực mà "bằng chứng sống" này mang lại. Trong đó, chức năng hiển thị giới hạn tốc độ theo thời gian thực được ưa chuộng nhất, màn hình trên camera luôn hiển thị mức giới hạn tốc độ tại những nơi mà chiếc xe đi qua, giúp người lái luôn nhận biết được tốc độ tối đa có thể di chuyển.

Ngoài tính năng trên, Vietmap Speedmap M1 cũng sở hữu nhiều ưu điểm khác như khả năng ghi hình trước và sau với độ phân giải 2K, định vị vị trí trong video ghi lại hành trình, kết nối wifi, ứng dụng Vietmap Rec giúp người dùng có thể dễ dàng cập nhật dữ liệu cảnh báo giao thông nhanh chóng.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, Vietmap Speedmap M1 có giá gần 6 triệu đồng cho phiên bản có cả camera phía trước và phía sau.

Phim cách nhiệt

Với những người thường xuyên di chuyển đường dài, phim cách nhiệt cũng là một trang bị không thể thiếu. Theo đó, thị trường phụ kiện Việt Nam hiện có hàng chục nhãn hiệu phim cách nhiệt có xuất xứ khác nhau.

Dòng phim cách nhiệt Titan X Series của thương hiệu Cool N Lite hiện được xem là một trong những lựa chọn được người dùng đánh giá cao. Với mức giá trung bình khoảng 18 triệu đồng tùy kích thước xe, Cool N Lite mang đến không gian dễ chịu với khả năng cách nhiệt cao, độ xuyên sáng đa dạng tùy vào lựa chọn của người dùng.

Ai cũng biết sự khó chịu khi di chuyển dưới trời nắng nóng với một chiếc xe không được dán phim. Với các dòng sản phẩm cao cấp như Cool N Lite không chỉ giảm bớt nhiệt độ cao mà còn mang đến sự thoải mái tối đa cho các chuyến đi với khả năng loại bỏ 98% tia hồng ngoại và 99% tia cực tím độc hại.

Tại thị trường nước ngoài, cụ thể là Singapore, Malaysia cũng như các quốc gia Trung Đông, Cool N Lite hiện đang là lựa chọn của các hãng xe cao cấp như Ferrari, Lamborghini, McLaren, Maserati, Audi, Mercedes-Benz…

Máy bơm điện cho lốp xe

Một trong những trang bị cần thiết khác cho các chuyến đi xa là máy bơm lốp mini. Đây là món phụ kiện giải quyết rắc rối, tiết kiệm thời gian tối đa trong trường hợp xe cán đinh.

Thông thường, khi lốp xe bị cán đinh, người dùng sẽ phải tự mình thay lốp dự phòng, sau đó di chuyển tới các cửa hàng lốp để vá lại chiếc lốp bị thủng. Công đoạn này có thể mất rất nhiều thời gian, công sức. Nhiều người cũng không thể tự mình thay lốp.

Tuy nhiên, với máy bơm lốp mini, rắc rối này trở nên đơn giản hơn khi người dùng chỉ việc bơm hơi lại cho lốp xe đã cán đinh, sau đó có thể chạy tạm đến các cửa hàng lốp để vá. Trang bị này càng có ý nghĩa hơn nữa đối với một số dòng xe không được trang bị lốp dự phòng.

Máy bơm lốp mini cho ô tô - Steelmate T8 Pro có ưu điểm sử dụng pin sạc chứ không phải cắm dây vào tẩu thuốc 12 volt trên xe. Điều này giúp thao tác nhanh và thuận tiện hơn khi không bị vướng víu dây điện. Chưa dừng ở đó, bơm lốp này còn có khả năng "kích bình" trong trường hợp xe thiếu điện ắc quy 12 volt.

Dây câu bình, kích bình ắc qui 12 volt

Đối với các dòng xe lâu năm, bình ắc qui 12 volt có thể đột ngột hết điện khiến các chuyến đi bị gián đoạn. Nếu không có dụng cụ câu bình hay bộ kích bình, chiếc xe sẽ nằm im và mất nhiều thời gian chờ đợi thợ kỹ thuật đến sửa chữa.

Vì lý do này, người dùng nên trang bị sẵn cho xe bộ dây câu bình để có thể "nhờ vả" xe khác hỗ trợ kích bình, khởi động lại xe.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, người dùng có thể mua sản phẩm Steelmate T8 Pro để sử dụng như một bộ kích bình dự phòng, bên cạnh tính năng bơm lốp.

Bản đồ định vị

Trong những chuyến đi xa, người dùng không thể biết hết các địa điểm cũng như đường đi tại các địa phương. Khi đó, hệ thống bản đồ định vị là một trang bị không thể thiếu.

Có nhiều lựa chọn có thể được sử dụng như kết nối qua hệ thống Car Play để sử dụng bản đồ của Google Maps hay Vietmap Live, Vietmap S2, các ứng dụng bản đồ phổ biến và hữu ích nhất hiện nay.

Đối với những xe không có sẵn màn hình hoặc tính năng kết nối Car Play, có thể trang bị thêm bằng cách thay thế các loại màn hình giải trí có tích hợp. Một trong các lựa chọn là màn hình Bravigo hiện nay có cả kết nối Car Play không dây.

Màn hình của Bravigo không chỉ có khả năng kết nối tốt mà tốc độ xử lý cũng ấn tượng, ngoài ra các tính năng giải trí của màn hình này cũng được đánh giá cao, giúp các chuyến đi đường dài trở nên thoải mái hơn.

NGÀY 15/03/2024
Bía quyết chăm sóc ô tô thay nhớt định kỳ - Đầu tiên là sức khỏe cho động cơ

Mở đầu: Chăm sóc ô tô là một phần quan trọng của việc duy trì hiệu suất và độ bền của chiếc xe. Trong đó, thay nhớt định kỳ được coi là một trong những biện pháp chủ chốt để giữ cho động cơ hoạt động trơn tru và mạnh mẽ. Hãy cùng tìm hiểu về bí quyết thay nhớt...

Bí Quyết Thay Nhớt Đúng Cách:

  1. Tuân Thủ Lịch Trình: Hãy tuân thủ lịch trình thay nhớt được đề xuất trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Đối với nhiều xe, khoảng 5.000 đến 7.500 dặm (tùy thuộc vào điều kiện lái xe) là một chu kỳ thích hợp.
  2. Chọn Loại Nhớt Phù Hợp: Sử dụng loại nhớt được khuyến nghị bởi nhà sản xuất để đảm bảo tính tương thích và hiệu suất tốt nhất cho động cơ của bạn.
  3. Kiểm Tra Mức Dầu Định Kỳ: Đừng quên kiểm tra mức dầu động cơ thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo rằng động cơ của bạn luôn được bảo vệ và chạy mượt mà.

Những Lợi Ích Bất Ngờ:

  1. Tiết Kiệm Nhiên Liệu: Động cơ hoạt động trơn tru hơn có thể giúp tăng hiệu suất nhiên liệu.
  2. Độ Bền Tăng Cường: Chăm sóc định kỳ giúp gia tăng tuổi thọ của động cơ, giảm rủi ro hỏng hóc và sửa chữa đắt đỏ.
  3. Bảo Vệ Môi Trường: Việc duy trì động cơ lành mạnh không chỉ là lợi ích cho chiếc xe của bạn mà còn là sự đóng góp tích cực cho môi trường.

Kết Luận:

Thay nhớt định kỳ không chỉ là nhiệm vụ bảo dưỡng đơn giản mà còn là chìa khóa cho sức khỏe lâu dài của chiếc xe. Hãy hiểu rõ lịch trình bảo dưỡng của bạn và hãy đặt việc thay nhớt định kỳ ở vị trí hàng đầu trong danh sách công việc chăm sóc ô tô của bạn. Điều này không chỉ giúp chiếc xe của bạn hoạt độ